Google Cloud là gì? Các tính năng nổi bật của Google Cloud

Google được xem là một nền tảng internet rất quen thuộc với người sử dụng. Tập đoàn này hiện tại đang ngày càng phát triển và mang đến nhiều lợi ích cho người dùng. Google Cloud đã đang dần tiếp cận đến nhiều người cùng nhiều tính năng nổi bật. Cùng tìm hiểu google cloud là gì và cách sử dụng như thế nào qua bài viết sau.

1. Google Cloud là gì?

Dữ liệu lưu trữ đám mây hiện nay rất phổ biến và được nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức,… áp dụng. Dựa trên nhu cầu ngày càng tăng cao, Google đã phát triển nên nền tảng google cloud hay còn gọi là google cloud platform (GCP) cho phép họ phát triển các hoạt động của mình trên các phần mềm được tạo ra bởi Google như Google Map, Google Apps,…

Google cloud platform là gì? Google Cloud được xem là nền tảng tiện ích cho các doanh nghiệp, cá nhân có thể phát triển hệ thống công nghệ một cách nhanh chóng và chính xác, giải quyết được các vấn đề về phát triển, quản lí, mobile, big data,…

So với nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây khác, google cloud có được điểm khác biệt là có hệ thống datacenter ổn định với chế độ bảo mật dữ liệu cao, tránh được việc xâm nhập dữ liệu cá nhân không mong muốn xảy ra.Phổ biến và được nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức,… áp dụng.

2. Các tính năng trong Google Cloud

  • Tập trung vào sản phẩm của người dùng: Người dùng hoàn toàn không phải lo lắng khi sử dụng hệ thống bởi nó được quản lý, quản trị dữ liệu, lưu trữ máy chủ và người dùng không làm đến.
  • Các dịch vụ được tích hợp: Google Cloud Platform sẽ cho phép bạn được dùng tất cả các dịch vụ bao gồm máy ảo, nền tảng được quản lý, bộ nhớ, cơ sở dữ liệu và phân tích dữ liệu.
  • Khả năng mở rộng quy mô tới hàng triệu người tiêu dùng: chỉ cần người dùng thanh toán đầy đủ thì Google Cloud Platform có thể tự động mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu khối lượng công việc lớn, và giảm quy mô khi lượng truy cập bị giảm.
  • Dựa vào hiệu suất: CPU, bộ nhớ đệm và hiệu suất đĩa nhất quán sẽ được cung cấp, đáp ứng nhu cầu người dùng một cách nhanh chóng.
  • Nhận hỗ trợ bất cứ khi nào người dùng cần: người dùng được hỗ trợ tối đa bao gồm các tài nguyên để bắt đầu và phát triển. 

3. Những sản phẩm và dịch vụ Google Cloud cung cấp

Những sản phẩm và dịch vụ mà Google Cloud cung cấp

Vì tiện ích dành cho người tiêu dùng mà Google Cloud đã cung cấp ra thị trường rất nhiều sản phẩm thông minh. Dưới đây là một số sản phẩm chính hiện nay:

  • Big Data: BigQuery, Cloud Dataproc, Cloud Dataflow…
  • Services: Translate API, Prediction API…
  • Storage: Cloud Storage, Cloud Datastore, Cloud SQL…
  • Compute: App Engine, Compute Engine, …

Bên cạnh các sản phẩm trên, Google Cloud cũng có các dịch vụ cấp cao hơn như:

  • IoT (Internet of Things): dịch vụ này cho phép người dùng có thể dễ dàng quản lí dữ liệu của mình trên các thiết bị IoT.
  • Cloud Machine Learning Engine: đây là dịch vụ được sử dụng nhằm phát triển về mặt trí tuệ nhân tạo bởi đây là khía cạnh phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, giúp cho con người có thể xử lý thông tin một cách đơn giản và dễ dàng nhất.
  • Hadoop và Apache Spark: dịch vụ này bao gồm cả Google Cloud Dataproc, nơi dữ liệu được lưu trữ một cách bảo mật, an toàn.
  • Google Bigquery: đây là dịch vụ cho phép người dùng có thể phân tích và xử lí những dữ liệu cực kỳ lớn, lên đến hàng trăm triệu terabyte.

 

  1. Google Cloud Platform có những công cụ nào?
  • IaaS (Infrastructure as a Service): là công cụ cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng, giúp người dùng không chỉ có thể xây dựng mà còn nâng cấp và quản lí ứng dụng dễ dàng hơn. Công cụ này cho phép người dùng phát triển phần mềm và website mang tính linh hoạt, khả năng mở rộng cao, dễ sử dụng, chi phí thấp, phù hợp với mọi phân khúc.
  • PaaS (Platform as a Service): công cụ này cung cấp nền tảng ứng dụng dưới dạng dịch vụ để giảm nhu cầu quản trị hệ thống. Phần mềm này vận hành từ đơn giản đến phức tạp sao cho phù hợp với nhu cầu của nhiều người. Từ đó  mà doanh nghiệp có thể mở rộng, dễ dàng truy cập và sử dụng.
  • SaaS (Software as a Service): đây là công cụ phổ biến trên nền tảng đám mây bởi giao diện dễ dùng và thân thiện. Người dùng có thể dễ dàng mở rộng và nâng cấp linh hoạt với mức phí nhất định tùy theo quy mô và hiệu quả mong muốn đạt được.

 

  1. Google Cloud Platform có cung cấp giấy chứng nhận không?

Người dùng không phải lo lắng bởi Google Cloud Platform hoàn toàn có giấy chứng nhận. Nhờ đó mà người dùng không chỉ có thể phát triển trên nền tảng đám mây để ghi nhận dữ liệu mà còn có thể đạt được một số chứng chỉ như sau:

Có thể phát triển trên nền tảng đám mây để ghi nhận dữ liệu
Có thể phát triển trên nền tảng đám mây để ghi nhận dữ liệu
  • Associate Certification: đây là loại chứng chỉ cơ bản dành cho những người  mới làm quen với công nghệ cốt lõi của Google Cloud Platform.
  • Professional Certifications: đây là loại chứng chỉ với cấp bậc cao hơn, cần người dùng có nhiều thời gian tìm hiểu và làm việc, tham gia các khóa học thực hành, có kỹ năng khi làm việc trên hệ thống, phát triển và nâng cao.
  • G Suite Professional Certifications: chứng chỉ này phù hợp với những người dùng sử dụng G Suite, giúp người dùng tự tin hoạt động và sử dụng dịch vụ cốt lõi của G Suite trong công việc.

6. VPS Google là gì? Ưu và nhược điểm của VPS Google

VPS hiểu đơn giản là một máy chủ ảo, chia nhiều máy chủ với tính năng hoạt động như nhau. Máy chủ này có CPU riêng, RAM, ổ cứng riêng và người dùng có thể cập nhật và khởi động bất cứ khi nào. VPS Google hiện được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi nhiều tiện ích và các tính năng vượt trội.

Google VPS

6.1 Ưu điểm

  • Hoạt động với năng suất cao hơn nhờ công nghệ tiên tiến.
  • Ít gián đoạn hơn khi sử dụng.
  • Có thể làm việc bất cứ nơi nào.
  • Bảo vệ khách hàng một cách tối đa.
  • Có độ tin cậy cao và thời gian hoạt động hiệu suất.
  • Tính linh hoạt cao và khả năng kiểm soát tốt.
  • Chi phí tiết kiệm tối ưu.

6.2 Nhược điểm

  • Hầu hết các tài liệu từ gcp google cloud platform đã cũ và lỗi thời.
  • Nhiều tính năng bị hạn chế sử dụng.
  • Hình thức hỗ trợ phức tạp.
  • Thiếu dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

7. Cách đăng ký tài khoản Google VPS

Có 7 bước cơ bản để người dùng có thể đăng ký tài khoản Google VPS:

  • Bước 1: Tạo tài khoản gmail cá nhân và bắt đầu truy cập vào đường link https://cloud.google.com
  • Bước 2: Khi có bảng dùng thử xuất hiện thì chọn vào mục “try free”, chấp nhận điều khoản từ google và đầy đủ các thông tin như yêu cầu.
  • Bước 3: Cập nhật thông tin thanh toán cho Google và cần thẻ VISA mới có thể kích hoạt. Nếu người dùng nào không có sẵn thẻ VISA thì có thể tạo visa ảo tại địa chỉ: https://cloud.google.com và sẽ mất phí đăng kí để xác nhận.
  • Bước 4: Một dự án (Project) mẫu sẽ được tạo ra bởi Google VPS.
  • Bước 5: Người dùng lựa chọn cấu hình VPS cho mình.
  • Bước 6: Người dùng sẽ phải chịu phí bản quyền nếu sử dụng hệ điều hành Window. Ngoài ra các hệ điều hành khác như Linux, Ubuntu thì hoàn toàn miễn phí.
  • Bước 7: Sau khi hoàn thành tất cả các bước thì đã đăng kí thành công VPS.

Bài viết trên của Media Findme trên đây đã giải đáp các thắc mắc của người dùng về google cloud platform là gì. Với các thông tin trên, người dùng hoàn toàn có thể có cơ sở để hiểu được dịch vụ đám mây mà mình đang sử dụng hoặc lựa chọn thay đổi dịch vụ sao cho phù hợp nhất với nhu cầu cần sử dụng.

Xem thêm các bài viết khác tại đây. Liên hệ trực tiếp qua FanpageWebsite của Media Findme.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *