Shared Hosting là gì? Có tốt cho SEO website không?

Sử dụng Shared Hosting rất tốt cho các doanh nghiệp với quy mô nhỏ, không có nhu cầu lớn. Chỉ cần Shared Hosting đó có tốc độ tốt, hỗ trợ để cho Google dễ dàng đọc website của bạn. Và đương nhiên, website của bạn tuân thủ mọi nguyên tắc quản trị website của Google.

Shared hosting là gì

Đúng như cái tên của nó, Shared Hosting là gói Hosting giá rẻ và dùng chung trong một Server được kết nối Internet. Gói Shared hosting này được quản trị bởi một tài khoản chung duy nhất, tài nguyên của server như: RAM, Ổ cứng, Băng thông… được chia ra cho tất cả người dùng trong hệ thống đó.

Share - hosting
Share – hosting

Shared Hosting thường được dùng trong nội bộ của các Doanh nghiệp lớn, các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức. Mục đích của nó là chia nhỏ tài nguyên cho từng phòng ban, từng cá nhân phục vụ nhu cầu lưu trữ tài liệu của từng người, từng bộ phận.

Dịch vụ Shared Hosting là dịch vụ được cung cấp bởi các đơn vị chuyên về dịch vụ lưu trữ, Shared Hosting xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người dùng: Đó là giá thành rẻ, lưu trữ không quá lớn, không cần am hiểu về kỹ thuật và không yêu cầu bảo mật quá cao. Với các gói Hosting Việt Nam người ta hay gọi là “Hosting giá rẻ” để đơn giản cho người dùng.

Các đặc điểm của Shared hosting
Các đặc điểm của Shared hosting

Shared Hosting cũng là một gói lưu trữ dữ liệu nên nó cũng sẽ có những đặc tính nhất định mà người dùng cần quan tâm. Cụ thể:

Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình với các phiên bản khác nhau.

Được chia nhỏ từ một server nên Shared Hosting cũng được thừa hưởng tính năng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình. Phổ biến nhất có thể nhắc đến là PHP Hosting, Windows Hosting, WordPress Hosting, Laravel Hosting, Nodejs Hosting

Việc hỗ trợ nhiều phiên bản của ngôn ngữ lập trình rất quan trọng, nó giúp cho bạn có thể tuỳ biến tương thích với mọi phần mềm, chương trình hay website ở nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau.

Ví dụ, nếu website của bạn được viết ở PHP 5.xx thì khi gói Shared Hosting cài đặt ở PHP 8.2 thì chắc chắn website của bạn sẽ bị lỗi. Sở dĩ như vậy vì các ngôn ngữ lập trình luôn được cập nhật để tinh gọn hơn, bảo mật hơn và để vá các lỗ hổng bảo mật. Do đó, các ngôn ngữ phiên bản mới thường khó tương thích với các phiên bản cũ gây ra lỗi.

Các thông số về PHP bạn đều có thể điều chỉnh được trong Hosting thông qua phần mềm WHM (Web Hosting Manager).

Miễn phí tạo, quản lý hộp thư điện tử (Email) theo tên miền riêng.

Tạo Email riêng theo tên miền là một

tính năng được tích hợp sẵn vào Shared Hosting giúp cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể tự tạo Email Hosting một cách chuyên nghiệp, bảo mật.
tính năng được tích hợp sẵn vào Shared Hosting giúp cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể tự tạo Email Hosting một cách chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, nếu bạn đăng ký các gói Shared Hosting bên ngoài thì có thể sẽ không được hỗ trợ tính năng này. Khi thuê các gói Shared Hosting bạn nên hỏi rõ bộ phận tư vấn để họ có thể hỗ trợ bạn tốt nhất.

Miễn phí tạo tên miền con (Subdomain).

Tên miền con là một dạng Subdomain (sub.tenmien.com, sub1.tenmien.com…). Hầu hết các gói Hosting hiện nay đều hỗ trợ tạo tên miền con không giới hạn, tuỳ vào các chiến dịch kinh doanh, Marketing hoặc mục đích nào đó cụ thể bạn có thể tạo những tên miền này khi truy cập vào quản trị gói Shared Hosting của mình.

Cách sử dụng nhiều tên miền cho 1 website, băng thông lớn.
Cách sử dụng nhiều tên miền cho 1 website, băng thông lớn.

Thông thường, mỗi website chỉ có 1 tên miền trỏ về nó. Tuy nhiên, vì nhu cầu nào đó mà bạn muốn trỏ nhiều hơn 1 tên miền về website của mình thì các gói Shared Hosting hoàn toàn hỗ trợ bạn làm điều đó.

Lượng băng thông với các gói Shared Hosting cũng rất lớn, thông thường sẽ dư để website của bạn hoạt động. Nếu nhu cầu băng thông lớn cho lượng truy cập lớn thì bạn nên nâng cấp gói Shared Hosting của mình.

Quản lý nhiều website trên cùng 1 tài khoản hosting.

Tuỳ từng gói Shared Hosting và từng đơn vị cung cấp mà bạn mới có thể quản lý nhiều website trên cùng 1 Shared Hosting. Tài khoản chính quản lý Server khi cấu hình gói Shared Hosting cho bạn sẽ cài đặt số addon Domain. Nếu addon Domain là 0 thì bạn sẽ chỉ được cài 1 website duy nhất cho 1 gói Hosting của mình.

Quản lý đăng nhập, giám sát thông số băng thông và dung lượng.

Mỗi gói Shared Hosting được cung cấp bởi các đơn vị khác nhau sẽ có phần mềm quản trị khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có

Điểm chung là Đăng nhập – Giám sát – Quản lý các thông số gói Shared Hosting
Điểm chung là Đăng nhập – Giám sát – Quản lý các thông số gói Shared Hosting

. Bạn có thể xem thông số về dung lượng, băng thông, dung lượng còn trống, số addon Domain, số Sub-Domain… trên gói Shared Hosting của mình.

Sao lưu dự phòng và khôi phục dữ liệu.

Tuỳ từng gói Shared Hosting và từng nhà cung cấp khác nhau sẽ có một số phần mềm sao lưu và khôi phục dữ liệu nhất định. Đây là một tính năng bắt buộc phải có trong bất kỳ dịch vụ cung cấp lưu trữ nào.

Những điều cần biết về Shared Hosting

Shared hosting có thể chứa đến hàng trăm người dùng. Mỗi khách hàng sử dụng máy chủ của nền tảng shared hosting có quyền truy cập vào các tính năng như cơ sở dữ liệu, lưu lượng truy cập hàng tháng, dung lượng đĩa, tài khoản email, tài khoản FTP và các tiện ích bổ sung khác tùy thuộc vào nhà cung cấp.

Tài nguyên hệ thống được chia sẻ theo yêu cầu của khách hàng trên máy chủ. Từ đó, RAM, CPU và các yếu tố khác như máy chủ MySQL, máy chủ Apache,… cũng sẽ được hỗ trợ từ nhà cung cấp.

Các thuật ngữ thường gặp trong dịch vụ hosting này, cụ thể như:

  • Disk Space: Dung lượng lưu trữ.
  • Bandwidth: Băng thông.
  • Database: MySQL, SQL Server, cơ sở dữ liệu,…
  • FPT Account: Tài khoản FPT.

Shared hosting cung cấp cách thức hiệu quả nhất về chi phí để đưa một trang web lên môi trường trực tuyến. Cách lưu trữ này phù hợp nhất cho một trang web hoặc blog nhỏ không yêu cầu cấu hình nâng cao hoặc băng thông cao. Vì shared hosting khả năng cao là không đáp ứng đủ cho các trang web có lưu lượng truy cập cao. Vì vậy các trang web có khối lượng lớn nên tìm đến dịch vụ VPS hoặc các giải pháp dedicated server để thay thế.

Bạn nên biết: Hầu hết các gói Dịch vụ Shared Hosting hiện nay đều là hosting tự quản lý(Unmanaged Hosting) tức là bạn sẽ tự quản lý và tự chịu trách nhiệm với các nội dung được lưu trữ trên Hosting. Còn không, bạn có thể thuê kèm dịch vụ Quản lý Hosting(Managed Hosting) để được các đơn vị chuyên nghiệp quản lý giúp mình.

Ưu nhược điểm của Shared Hosting
Ưu nhược điểm của Shared Hosting

Cũng như các gói Hosting khác, Shared Hosting cũng có những ưu nhược điểm riêng của nó. Sẽ rất tốt nếu như nó được sử dụng phù hợp. Hãy cùng theo dõi để biết thêm:

Ưu điểm của Shared Hosting

Shared Hosting hiện nay là một trong những gói Hosting được nhiều cá nhân và Doanh nghiệp sử dụng nhất vì các đặc tính sau đây:

Shared Hosting là gói Hosting giá rẻ

Việc chia một gói Server ra thành các gói Hosting nhỏ hơn, thậm chí cả trăm đến vài trăm trang web trên đó giúp cho chi phí sẽ được san sẻ ra cho hàng trăm khách hàng nên chi phí sẽ rẻ mà vẫn đảm bảo cho website của bạn hoạt động tốt.

Tại Việt Nam, tuỳ từng đơn vị mà sẽ có các mức giá khác nhau. Bạn nên chú ý: Khi giá gói Shared Hosting càng rẻ thì tức là chúng đã được chia ra càng nhiều, mà chia cho càng nhiều người sử dụng nên tài nguyên sẽ có sự hạn chế nhất định, do đó giá mới càng rẻ. 

Hiện nay đang có rất nhiều đơn vị nước ngoài cung cấp các dịch vụ Hosting nước ngoài với chất lượng cao và giá thành cực tốt như: AWS, Google, Vultr, Digital Ocean… Bạn có thể tham khảo thêm để lựa chọn được những đơn vị tốt nhất.

Tuy nhiên, chúng cũng chính là những hạn chế của Shared Hosting mà Media Findme sẽ nhắc tới bên dưới đây.

Dễ dàng mở rộng và nâng cấp

Do đặc thù được quản lý bởi 1 tài khoản quản trị server nên khi bạn mua gói Shared Hosting sẽ được người quản trị phân chia lượng tài nguyên nhất định để phù hợp nhu cầu và túi tiền. Sau này, khi nhu cầu của bạn cao lên thì bạn hoàn toàn có thể nâng cấp lên, thậm chí thuê nguyên cả Server cũng được.

Dễ dàng tự quản lý mà không cần nhiều kiến thức kỹ thuật

Khi nhà cung cấp Hosting bán dịch vụ cho bạn, họ đã cấu hình cho bạn theo đúng yêu cầu và thêm Phần mềm Quản lý Hosting đi kèm, có thể là Cpanel, DirectAdmin đối với Hosting LinuxPlesk với Hosting Windows. Giao diện này rất trực quan, thân thiện và dễ sử dụng. Bạn có thể thực hiện hầu hết các tác vụ cơ bản như: Theo dõi thông số Dung lượng ổ cứng, Băng thông, số addon Domain, số Domain phụ…

Ngoài ra, còn có Laravel Hosting được phát triển riêng để thích hợp với Laravel cũng được rất nhiều nhà phát triển website trên thế giới và tại Việt Nam tin dùng.

Tạo trang web con gần như không giới hạn

Hầu hết các gói Shared Hosting hiện nay đều hỗ trợ tạo không giới hạn Sub-domain. Do đó, bạn có thể tạo không giới hạn số website con trong hệ thống của mình để đáp ứng nhu cầu của mình.

Các tên miền con thường để tạo các website con là một chuyên mục nào đó, hoặc để tạo các sự kiện nào đó cho công ty của bạn. Tuy nhiên, để tốt cho SEO thì bạn nên chặn index những trang không liên quan đến SEO.

Chứa được nhiều tên miền, nhiều website

Các gói Shared Hosting giá rẻ thường được tích hợp sẵn tính năng addon domain. Đó là số domain mà Hosting của bạn có thể chứa được. Số addon Domain phụ thuộc vào việc người quản trị họ cấu hình như nào. Có thể thêm, bớt và chỉnh sửa bằng tài khoản quản trị tổng.

Nhược điểm

Có một số ưu điểm cũng chính là nhược điểm của gói Shared Hosting. Điển hình, đó là:

Chính vì giá rẻ nên bạn phải chia sẻ tài nguyên với các website khác cùng hệ thống

Bảo mật là vấn đề lớn với Shared Hosting

Gói Shared Hosting giá rẻ còn có nhược điểm rất đáng lưu tâm nữa đó chính là bảo mật. Vì tất cả các trang web trong hệ thống đều dùng chung 1 thư mục nên khi có 1 website nào đó trên hệ thống bị hack, nhiễm mã độc hoặc Hacker tấn công được vào thư mục đó thì tất cả các website trong đó sẽ đều có nguy cơ bị tấn công. Có hay không chỉ phụ thuộc vào mục đích của Hacker muốn tấn công trang nào mà thôi.

Shared Hosting giá rẻ ảnh hưởng đến SEO

Trong một cuộc phỏng vấn vấn chuyên gia SEO của Google: John Muller, Ông ta đã từng nói rằng việc sử dụng Shared Hosting rất tốt cho các doanh nghiệp với quy mô nhỏ, không có nhu cầu lớn. Chỉ cần Shared Hosting đó có tốc độ tốt, hỗ trợ Google dễ dàng đọc website của bạn.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng địa chỉ IP của Shared Hosting là địa chỉ dùng chung cho tất cả các website trong đó. Nếu chất lượng của đa số website trong đó là không tốt, là SPAM thì về lâu dài nó không hề tốt cho website của bạn.

Shared Hosting bị giới hạn về ứng dụng được cài đặt

Đôi khi website của bạn cần cài đặt một số tính năng nâng cao, hoặc trang WordPress của bạn muốn cài đặt một số Plugin nâng cao để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp lại không cho phép bạn cài đặt các Plugin như vậy vì có thể nó sẽ có các câu lệnh SPAM vào hệ thống và làm ảnh hưởng tới toàn bộ các website khác trong cùng hệ thống.

Shared Hosting phù hợp với đối tượng người dùng nào

Có một người tại Mỹ đã từng hỏi chuyên gia SEO của Google John Muller rằng: “Tôi làm kinh doanh nhỏ – Small Business, tôi nên dùng gói Hosting nào vừa tiết kiệm mà vẫn SEO được”

Thì lúc này, John Muller mới nói rằng: “ Shared Hosting là một dạng Perfectly, tức là phù hợp nhất. Đương nhiên chúng phải có tốc độ cao và Google dễ dàng đọc được website của bạn”

Vậy nên, Chúng tôi cũng khuyên khách hàng của mình nên sử dụng các gói Shared Hosting giá rẻ trong trường hợp website của bạn không quá lớn, hệ thống không quá phức tạp và không cần tính bảo mật phải quá cao.

Các đối tượng người dùng phù hợp với Shared Hosting
Các đối tượng người dùng phù hợp với Shared Hosting

Để cụ thể hoá, website của bạn có tầm dưới 2000 lượt truy cập/ tháng và dung lượng không quá 1GB. Nếu như thông số của bạn đều lớn hơn các con số đó thì bạn nên cân nhắc sử dụng các gói khác như VPS hoặc hiệu suất cao như Cloud Server.

Đương nhiên, thông số bên trên chỉ mang tính tham khảo chứ chúng tôi không bắt buộc khách hàng phải thực hiện như vậy. Website của bạn có thể có các thông số lớn hơn như vậy nhiều nhưng hoàn toàn có thể vẫn sử dụng Shared Hosting bình thường. Chúng tôi chỉ đưa ra con số cụ thể để bạn có một cột mốc để dễ so sánh trước khi mua dịch vụ.

Những lưu ý khi mua Shared Hosting

Trước khi quyết định mua các gói Shared Hosting giá rẻ thì bạn nên tham khảo một số các lưu ý sau:

Mã nguồn website của bạn

Nếu website của bạn viết bằng ngôn ngữ PHP với các dạng như: PHP thuần, PHP kết hợp một số Framework, các mã nguồn mở sử dụng PHP như WordPress… thì lúc này bạn cần sử dụng các Hosting có hệ điều hành Linux.

Nếu website của bạn được viết bằng ngôn ngữ như ASP.NET…thì bạn phải sử dụng các gói Shared Hosting được chạy bằng hệ điều hành windows.

Nếu như làm ngược lại có được không? Câu trả lời như sau: Hosting windows hay Cloud Hosting Windows đều chạy được web PHP nhưng Hosting Linux hay Cloud Hosting Linux thì không thể chạy được website viết bằng ngôn ngữ ASP.NET.

Cấu hình gói Shared Hosting giá rẻ:

Sau khi đã xác định được mã nguồn của website. Bạn cần quan tâm tới nhu cầu thực tế với website của mình. Cụ thể:

Dung lượng bạn cần là bao nhiêu?

Dung lượng bạn đăng ký sử dụng nên bao gồm: Dung lượng để bạn chứa toàn bộ mã nguồn, các media, hình ảnh trên website của bạn trong đó.

Cấu hình gói Shared Hosting
Cấu hình gói Shared Hosting

Thứ hai là bạn cần dung lượng trống để có thể nén và tải các bản Backup về máy.

Hệ thống Shared Hosting cũng được tích hợp sẵn tính năng Backup nhanh gọn hàng ngày hoặc hàng tuần. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và chắc chắn thì bạn cứ nên để dư ổ cứng chừng 60% để tải hẳn các bản backup về máy tính cho chắc.

RAM

Mỗi đơn vị cung cấp Shared Hosting thì sẽ có cấu hình RAM khác nhau. Bạn đọc bài viết này thì chắc cũng biết về ROM và RAM rồi, thì RAM là bộ nhớ tạm giúp cho máy tính hoặc hosting của bạn xử lý các tác vụ hiện tại. RAM lớn thì Hosting xử lý dữ liệu càng tốt, RAM mà lớn quá thì lại lãng phí tài nguyên của bạn.

Thông thường, với các gói Shared Hosting giá rẻ sẽ được trang bị RAM từ 1-2GB. 

Băng thông

Bạn đã nghe nói về Băng thông chưa?

Nếu bạn dùng 4G thì nhà mạng hay nói, băng thông hàng ngày là 6GB/ngày. Điều này cũng hoàn toàn khớp với Băng thông của các gói Hosting.

Nhưng, nếu như băng thông của nhà mạng để bạn lướt web, xem phim, lướt facebook… thì băng thông Hosting có tác dụng gì?

Băng thông trên Hosting giúp cho người dùng tương tác với website của bạn để lấy các dữ liệu, các thông tin ra cho người dùng. Khi ai đó vào website của bạn, họ sẽ bị trừ băng thông 4G để load toàn bộ trang web và Hosting của bạn cũng tốn một lượng băng thông tương tự để làm điều đó.

Vậy nên, Băng thông thường gắn liền với lượng người dùng truy cập website của bạn hàng tháng. Một số đơn vị cung cấp Shared Hosting sẽ giới hạn băng thông của bạn, nếu như hết băng thông thì website của bạn sẽ không thể hoạt động được nữa, vì nó không thể đưa dữ liệu tới cho người dùng.

Addon Domain

Addon Domain là số tên miền bạn có thể tích hợp vào trong gói Hosting của mình. Thông thường, Số addon Domain sẽ tỷ lệ thuận với độ lớn gói Shared Hosting mà bạn sử dụng. Nó dao động từ 1-10 addon.

Số addon domain tương ứng với số website khác nhau mà bạn có thể gắn vào gói Shared Hosting của mình.

Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn không nên để quá nhiều website vào chung một gói Shared Hosting, vì nếu làm như vậy thì độ bảo mật cho website của bạn sẽ bị giảm đi rất nhiều. Chỉ 1 website trong đó bị nhiễm mã độc thì rất dễ lây lan ra tất cả các trang khác.

Bảo mật SSL

Những năm 2015, SSL phải mua chứng chỉ của các nhà cung cấp hoặc mua của Google với giá thành khá cao từ 500,000đ cho tới 10 triệu đồng. 

SSL giúp cho website của bạn bảo mật hơn về thông tin ( Chứ không phải bảo mật về dữ liệu). Vì tất cả những gì người dùng và website của bạn tương tác đều được mã hoá. Bất cứ ai truy cập vào quá trình sử dụng của người dùng và website của bạn để lấy thông tin cũng không thể sử dụng vì chúng đều được mã hoá hết.

SSL rất quan trọng cho SEO website của bạn nên khi mua gói gói Shared Hosting thì bạn cũng nên hỏi nhân viên tư vấn xem đã được tích hợp hay chưa để tránh mất thêm chi phí đó nữa.

Kết luận:

Shared Hosting được đánh giá là tốt và rất phù hợp để chạy website cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ưu điểm lớn nhất của nó chính là giá thành rất rẻ và ổn định. Tuy nhiên cũng có một số nhược điểm là tính bảo mật còn chưa cao cũng như dùng chung tài nguyên với các đơn vị khác.

Tùy từng điều kiện mỗi website và mỗi doanh nghiệp thì bạn nên cân nhắc lựa chọn các gói Hosting khác nhau cho phù hợp nhé.

Xem thêm các bài viết khác tại đây. Liên hệ trực tiếp qua FanpageWebsite của Media Findme.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *