Bật mí 4 chiến lược cạnh tranh trong Marketing bạn nên biết

Để đứng vững và phát triển lâu dài trên thị trường thì doanh nghiệp cần phải xác định đối thủ cạnh tranh của mình. Đồng thời lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược cạnh tranh. Trong bài này, Media Findme sẽ bật mí cho các bạn 4 chiến lược cạnh tranh trong Marketing, giúp các bạn tập trung phát triển tốt năng lực cạnh tranh của mình phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp mình

  • Chiến lược dẫn đầu về chi phí
  • Chiến lược khác biệt hóa
  • Chiến lược tập trung chi phí
  • Chiến lược tập trung phân biệt

Chiến lược cạnh tranh là gì?

Chiến lược cạnh tranh (tên tiếng anh: Competitive Strategy) là một hệ thống những kế hoạch được triển khai trong ngắn hạn hoặc dài hạn của doanh nghiệp. Mục đích để đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình sau khi đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa trong ngành và so sánh với chính họ. Từ đó có thể phát triển vượt trội hơn.

Chiến lược cạnh tranh là gì?
Chiến lược cạnh tranh là gì?

Bốn chiến lược cạnh tranh trong marketing

Để có một lợi thế về doanh thu cũng như phát triển thương hiệu trong thị trường marketing khắc nghiệt ngày nay, Media Findme khuyên các doanh nghiệp bạn nên nắm rõ 4 chiến lược cạnh tranh phổ biến sau đây:

4 chiến lược cạnh tranh
4 chiến lược cạnh tranh phổ biến

Chiến lược cạnh tranh về giá cả

Đối với chiến lược cạnh tranh về giá cả, mục tiêu của doanh nghiệp là trở thành nhà sản xuất có chi phí thấp nhất trong ngành.

Để làm được điều này, công ty cần sản xuất sản phẩm ở quy mô lớn. Hiệu quả của chiến lược phụ thuộc vào quy mô. Việc đưa ra được một mức giá thấp nhất sau khi đã trừ đi những chi phí trong: sản xuất, quảng bá sản phẩm, vận chuyển sẽ giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn có thể tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Bên cạnh đó, chiến lược dẫn đầu về chi phí không chỉ có thể áp dụng cho công ty sản xuất mà cũng có thể cho các nhà phân phối. Bởi điểm cốt lõi của chiến lược này là có thể cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn ở trong ngành.

Những yếu tố có thể giúp công ty thực hiện được chiến lược này là sản xuất quy mô lớn, nguồn cung nguyên liệu giá thấp, hoạt động quản lý, phân phối hiệu quả,…Vì vậy, những công ty có quy mô nhỏ rất khó để thực hiện và theo đuổi chiến lược này do còn liên quan đến cả những hợp đồng về cung cấp sản phẩm với số lượng lớn và giá cả thấp hơn trên thị trường

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp của bạn chuyên sản xuất mặt hàng thời trang thì có thể đánh vào phân khúc thời trang trẻ em và bán với giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh cùng ngành khác. Việc xác định chính xác phân khúc thị trường là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể đưa ra được một mức giá thấp hơn so với những đối thủ khác. Chiến lược cạnh tranh này được đưa ra đồng nghĩa với việc công ty của bạn đang tạo nên được một lợi thế cạnh tranh riêng biệt.

Đến nay, khi xã hội càng trở nên phát triển, các doanh nghiệp cũng không ngừng thay đổi và cập nhật những công nghệ hiện đại nhất để có thể thay thế những thiết bị đã lỗi thời không thể đáp ứng được kỹ thuật nâng cao hiện tại.

Chính bởi những điều này sẽ khiến ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc cắt giảm các chi phí. Vậy nên nếu không đưa ra được một chiến lược về giá dựa vào thực tế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ khiến cho việc kinh doanh trở nên thua lỗ trong khoảng thời gian dài và phải đối mặt với nguy cơ phá sản cao.

Chiến lược cạnh tranh về giá cả
Chiến lược cạnh tranh về giá cả

Chiến lược cạnh tranh về sự khác biệt hóa

Theo chiến lược này, các doanh nghiệp duy trì tính năng độc đáo của sản phẩm trên thị trường để tạo ra sự khác biệt. Theo đó, một sản phẩm cần tạo sự khác biệt với sản phẩm tương tự trên thị trường thông qua chất lượng vượt trội, các tính năng gia tăng, dịch vụ đi kèm,… và có thể được tính giá cao hơn. điều này giúp những người tiêu dùng thông thái có thể nhìn nhận được sự mới mẻ trong sản phẩm mà doanh nghiệp đang hướng đến nhằm mục đích vượt qua được các đối thủ khác ở trên thị trường. Các công ty có thể sử dụng chiến lược khác biệt hóa này để trở thành người dẫn đầu thị trường.

Chiến lược cạnh tranh về sự khác biệt hóa 
Chiến lược cạnh tranh về sự khác biệt hóa 

Ví dụ như hãng Apple

Kể từ khi Apple ra mắt thế hệ iPhone đầu tiên vào tháng 1 năm 2007, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của công ty đã rất rõ ràng: Thiết kế một chiếc điện thoại thông minh cao cấp, trong đó trải nghiệm người dùng quan trọng hơn việc tạo ra một loạt các tính năng. IPhone không phải là điện thoại thông minh đầu tiên có khả năng Web di động, email và giao diện người dùng màn hình cảm ứng, nhưng nó được thiết kế để mang lại trải nghiệm cải tiến so với các điện thoại thông minh khác. Đây là lý do tại sao khách hàng phải xếp hàng chờ hàng giờ đồng hồ để mua mỗi phiên bản iPhone mới.

Chiến lược cạnh tranh về chi phí

Chiến lược cạnh tranh về chi phí (Concentration strategy) là chiến lược có sự tương đồng với chiến lược về giá cả, nhưng tại chiến lược này, doanh nghiệp tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể và giữ chi phí thấp trong phân khúc thị trường đó để cung cấp sản phẩm với mức giá thấp nhất.

Loại chiến lược này rất phù hợp đối với doanh nghiệp muốn thỏa mãn người tiêu dùng và gia tăng nhận thức về thương hiệu.

Chiến lược cạnh tranh về chi phí
Chiến lược cạnh tranh về chi phí

Chiến lược cạnh tranh tập trung phân biệt

Chiến lược tập trung phân biệt trong Marketing là doanh nghiệp sẽ thực hiện xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh chỉ nhắm tới một phân khúc khách hàng nhằm đáp ứng đầy đủ những yêu cầu riêng biệt đến từ nhóm khách hàng đó. Thay vì chỉ tập trung vào nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, chiến lược cạnh tranh này sẽ nhắm đến một thị trường cụ thể với những dịch vụ/sản phẩm có tính độc đáo, khác biệt mà những đối thủ cạnh tranh khác không có.

Chiến lược này có thể phân khúc ra những thị trường nhỏ hơn nhưng nó sẽ đem đến sự khác biệt cao nhằm mục đích cuối cùng là có thể hướng đến những khách hàng trọng tâm và gia tăng doanh số.

Ví dụ: Một cửa hàng quần áo thời trang Bigsize dành cho những người có size lớn, sẽ tập trung chủ yếu vào sự khác biệt bằng cách chỉ phục vụ cho một phân khúc khách hàng nhỏ thay vì sản xuất đồng loạt đủ size. Đây được xem là chiến lược giúp doanh nghiệp của bạn tạo nên được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Bản chất của chiến lược cạnh tranh tập trung phân biệt trong Marketing là giúp thu hẹp thị trường, chính bởi vậy chi phí sản xuất cũng được thấp hơn so giúp đáp ứng tốt những nhu cầu của các phân khúc khách hàng cụ thể.

Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh chính là mục tiêu mà các doanh nghiệp muốn đạt được thông qua các chiến lược của mình. Lợi thế cạnh tranh thể hiện ưu thế đặc biệt, vượt trội của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành.

Thời gian có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố:

  • Năng lực hiện tại của đối thủ cạnh tranh
  • Những rào cản về sự bắt chước
  • Sự năng động chung của ngành và môi trường

Rào cản của việc bắt chước ngăn cản đối thủ cạnh tranh có thể sao chép những năng lực của doanh nghiệp dễ dàng hơn. Các đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ luôn bắt chước những cải tiến và những điều khác biệt của doanh nghiệp. Trong đó, những yếu tố hữu hình sẽ dễ bắt chước hơn rất nhiều so với yếu tố vô hình.

Duy trì lợi thế cạnh tranh

Để đạt được lợi thế cạnh tranh chính là mục đích của những chiến lược cạnh tranh, việc có thể duy trì được năng lực cạnh tranh cũng là một trong những công việc cực kỳ quan trọng.

Để làm được điều đó, doanh nghiệp bạn có thể tham khảo những cách thức sau:

  • Phát triển vào những năng lực đặc biệt
  • Tập trung chủ yếu vào việc xây dựng những lợi thế cạnh tranh
  • Tạo những môi trường học tập bên trong tổ chức
  • Vượt qua những rào cản để có thể thay đổi
  • Có cơ chế liên tục để cải tiến sản phẩm/dịch vụ

Năng lực đặc biệt

Năng lực đặc biệt là yếu tố quan trọng cần tập trung để đạt được lợi thế cạnh tranh. Năng lực đặc biệt chính là thế mạnh của doanh nghiệp về tài chính, con người, nguồn lực nhân sự, công nghệ, thông tin.

Những điểm mạnh này là duy nhất cho tổ chức/doanh nghiệp (nghĩa là không có công ty nào khác có các tài nguyên này) và chúng giúp chiến lược đạt được hiệu quả, chất lượng, sự đổi mới và khả năng đáp ứng của khách hàng.

Có thể lưu ý rằng một tổ chức có thể không cần tài nguyên duy nhất để thiết lập một năng lực đặc biệt miễn là không có đối thủ cạnh tranh khác sở hữu các tài nguyên đó. Một tổ chức có thể tạo ra các năng lực đặc biệt chỉ khi nó đồng thời có các tài nguyên duy nhất và có thể sử dụng các tài nguyên đó một cách hiệu quả.

Các chiến lược thành công thường được xây dựng dựa trên năng lực cạnh tranh hiện có của công ty hoặc giúp công ty phát triển những công việc mới.

TỔNG KẾT

Sự phát triển và xu hướng thay đổi đến chóng mặt của ngành công nghiệp, cùng với nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao và khắt khe. Chắc các bạn cũng nhận thấy rằng các chiến lược cạnh tranh trong marketing đối với các doanh nghiệp là  vô cùng quan trọng. Bắt buộc doanh nghiệp bạn phải tạo ra được một lợi thế cạnh tranh riêng thì doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh phát triển lâu dài, bền vững. Chúc các bạn áp dụng thành công các chiến lược cạnh tranh trên.

Có thể bạn muốn biết: Thiết kế website theo yêu cầu có gì đặc biệt?, Cách giữ chân khách hàng ở lại webiste lâu hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *