Lợi thế cạnh tranh và cách xác định lợi thế cho doanh nghiệp 

Mỗi doanh nghiệp đều khao khát tối đa hóa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình. Để đạt được điều này, việc có lợi thế cạnh tranh đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với các đối thủ trên thị trường.

Vậy lợi thế cạnh tranh là gì? Làm thế nào để xác định lợi thế cạnh tranh cho một doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại? Hãy cùng Media Findme khám phá vấn đề này trong nội dung dưới đây.

Cạnh tranh là gì?

Trước khi khám phá khái niệm về lợi thế cạnh tranh, chúng ta cần hiểu rõ về ý nghĩa của “Cạnh tranh” trong lĩnh vực kinh doanh.

Cạnh tranh trong kinh doanh đề cập đến sự cạnh tranh giữa các thực thể kinh tế với các đối thủ cạnh tranh nhằm tìm kiếm ưu thế trên thị trường. Điều này thường tạo ra một môi trường thuận lợi trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, hoặc tạo ra các lợi ích kinh tế để đạt được các mục tiêu kinh doanh tốt nhất có thể.

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh là tập hợp các yếu tố giúp doanh nghiệp tỏ ra nổi bật và vượt trội so với các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Nhờ những ưu điểm này, doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hơn và giữ vững vị thế thuận lợi trong lòng người tiêu dùng, từ đó phát triển kinh doanh một cách bền vững.

Các loại lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh

Sau đây là những loại lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức:

  • Lợi thế cạnh tranh về giá: Là khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ với giá cả cạnh tranh hơn so với đối thủ. Ngoài ra còn cung cấp giá trị tốt hơn để thu hút khách hàng nhiều hơn.
  • Lợi thế về công nghệ: Sử dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến, quy trình sản xuất hoặc các giải pháp đốt phá để nâng cao năng suất làm việc, chất lượng sản phẩm hoặc trải nghiệm khách hàng.
  • Lợi thế thương hiệu: Xây dựng được thương hiệu mạnh mẽ, gây ấn tượng đối với khách hàng từ đó tạo ra lòng tin và sự tín nhiệm cho doanh nghiệp trên thị trường.
  • Lợi thế về địa lý: Vị trí độc đáo, gần nguyên vật liệu hoặc gần khách hàng tiềm năng từ đó giảm chi phí vận chuyển, nâng cao tính địa phương của sản phẩm, dịch vụ.
  • Lợi thế nguồn lực: Sở hữu nguồn lực mạnh mẽ như tài chính, nguồn nhân lực, sở hữu trí tuệ, mối quan hệ với đối tác chiến lược…
  • Lợi thế khách hàng: Có thể hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ đó đem lại giá trị độc đáo cho khách hàng.
    lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh

Cách xác định lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp 

Để có bí quyết, kinh nghiệm tạo ra được lợi thế khi cạnh tranh với các đối thủ, bạn cần thực hiện các cách Media Findme chia sẻ dưới đây.

Đánh giá năng lực của bản thân 

Đây là một trong những bước đầu tiên, đặt nền móng cho việc tạo ra lợi thế cạnh tranh, cơ hội so với các đối thủ. Để đánh giá đúng năng lực bản thân, bạn cần biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì, mình có bao nhiêu tỉ lệ phần trăm có thể áp đảo và cạnh tranh vượt mặt đối thủ.

Nếu điểm yếu của đối thủ là điểm mạnh của bạn thì đây là một lợi thế cạnh tranh thuận lợi. Còn điểm yếu của bạn cũng là điểm yếu mà đối thủ đang gặp phải thì bạn cần phải tìm cách khắc phục để có thể bỏ xa đối thủ. Lợi ích cạnh tranh đúng đắn chỉ được tạo ra khi bạn đánh giá đúng đắn về bản thân lẫn đối thủ.

Dựa trên các yếu tố sáng tạo 

Đừng đi lại và làm theo con đường của đối thủ. Thay vào đó hãy sửa đổi, sáng tạo và có bước đi riêng theo cách của mình. Bạn sáng tạo ra những gì chưa ai có và chưa ai làm sẽ là một lợi thế cạnh tranh cực kỳ lớn giúp bạn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

Tìm ra ưu điểm vượt trội 

Một trong những yếu tố giúp bạn tự tin để cạnh tranh đó là tìm ra được ưu điểm vượt trội của bản thân. Ưu thế vượt trội mà bạn dễ nhìn nhận ra nhất đó chính là ưu điểm của bạn mà đối thủ không có, hoặc có nhưng kém hơn.

Phân tích các điểm yếu của đối thủ

Tục ngữ có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Chính vì vậy, việc phân tích và tìm hiểu đối thủ của mình một cách kỹ lưỡng là một trong những yếu tố then chốt để tìm ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hãy đóng vai là người mua hàng để nhìn nhận, đánh giá đối thủ một cách khách quan từ nhiều khía cạnh, góc độ. Thông qua sự trải nghiệm này, bạn sẽ biết được mình cần phải làm gì để có chiến lược phù hợp tạo ra lợi thế cạnh tranh cao nhất.

Cách nâng cao lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh 

Để giúp doanh nghiệp có được sự vượt trội hơn các đối thủ, sau đây là các cách nâng cao lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh mà bạn có thể áp dụng.

Tập trung vào chất lượng của sản phẩm

Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu mà người tiêu dùng hướng đến. Nếu sản phẩm của bạn có thương hiệu nổi tiếng đến đâu, mẫu mã, kiểu dáng đẹp đến nhường nào, nhưng chất lượng sản phẩm bạn cung cấp kém thì việc mà khách hàng quay lưng với sản phẩm của bạn là điều không hề khó hiểu.

Chính vì vậy, để tạo ra lợi thế cạnh tranh bạn cần phải đảm bảo sản phẩm của mình có chất lượng, an toàn và mang lại nhiều giá trị thiết thực cho người tiêu dùng.

Tập trung vào chất lượng dịch vụ khách hàng 

Ngoài việc cung cấp chất lượng sản phẩm tốt, thì việc tập chung vào dịch vụ khách hàng cũng đang là một trong những chiến lược marketing hữu ích tạo ra nhiều lợi ích đặc biệt. Để mang lại một dịch vụ chất lượng lượng, bạn cần lên kế hoạch chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi sử dụng sản phẩm bằng cách như: gọi điện, gửi sms, email marketing,….

Bên cạnh đó, bạn cần phải giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng và hợp lý. Một chất lượng dịch vụ tốt giúp khách hàng an tâm và gắn bó lâu dài với sản phẩm của bạn.

Sáng tạo ra các giá trị cao 

Bạn cũng có thể tạo ra một vài giá trị thiết thực để nâng cao sự cạnh tranh cho mình. Khi một khách hàng quen thuộc đến cửa hàng của bạn dùng món, và hôm nay là sinh nhật của họ, bạn có thể tổ chức cho họ một bữa tiệc sinh nhật nho nhỏ bằng cách tất cả nhân viên trong nhà hàng đồng loạt hát chúc mừng sinh nhật.

Mặc dù đây là món quà mang giá trị tinh thần, nhưng mang giá trị cao đến khách hàng và tạo lợi thế giữ chân khách hàng lâu dài.

Giảm chi phí kinh doanh 

Đây đang là một trong những lợi thế cạnh tranh đặc biệt mà bạn nên áp dụng ngay. Hai sản phẩm có chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng tương đương nhau, nhưng giá thành khác nhau. Một bên đắt hơn, một bên rẻ hơn một chút. Và đương nhiên, việc khách hàng thêm vào giỏ hàng của mình sản phẩm rẻ hơn là điều không hề bàn cãi. Vì vậy, bạn nên để giá so với đối thủ thấp hơn một chút để có sự khác biệt và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Giảm chi phí kinh doanh

Thông qua liên minh chiến lược 

Liên minh với một doanh nghiệp, hay một công ty khác để tạo nên một mối quan hệ đối tác cũng là một trong những cách hay để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Bạn đang cung cấp dịch vụ du lịch nhà hàng, bạn có thể hợp tác với những doanh nghiệp về dịch vụ ăn uống, đưa đón.

Và nếu chiến lược hiệu quả, bạn có thể chiết khấu một phần nhỏ chi phí, hoặc tặng một ưu đãi nào đó cho bên đối tác để cả hai cùng có lợi.

Ứng dụng sự phát triển của công nghệ 

Thời buổi công nghệ phát triển, các thiết bị, máy móc hỗ trợ giúp doanh nghiệp hoạt động và sản xuất một cách hiệu quả và tối ưu đã không còn xa lạ. Chính vì vậy, bạn cần ứng dụng ngay vào sản phẩm của mình để tạo ra sự đột phá về cạnh tranh cũng như tạo ra lợi thế lớn so với các đối thủ. 

Với những thông tin hữu ích bên trên bạn đã có thể nắm đuợc các cách xác định lợi thế cạnh tranh, từ đó tìm ra cách làm phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Media Findme mong rằng những kiến thức trên có thể đồng hành cùng bạn trên con đường đến với thành công của doanh nghiệp.

Xem thêm các bài viết khác tại đây. Liên hệ trực tiếp qua FanpageWebsite của Media Findme để biết thêm thông tin.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *